Góc nhìn theo qui chế Việt Nam - Thủ tục đăng ký.

Hiểu sao cho đúng về mã vạch sản phẩm

Trên tất cả các sản phẩm hiện nay đều có gắn mã vạch. Vậy bạn có biết mã vạch là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của nó là gì? Xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp tất cả các thắc mắc một cách chi tiết nhất.

Hình thành và phát triển:

Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc. Đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số (hoặc dãy chữ và số). Sau đó thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được. Trong quản lý hàng hóa người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số mã vạch của hàng hóa.

Mã số mã vạch đầu tiên được chế tạo và đưa vào sử dụng trên thế giới từ những năm thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Do yêu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại. Công nghệ mã số mã vạch ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện, phát triển. Được dụng rộng rãi trong đa ngành kinh tế và trên toàn thế giới.

Năm 1973 tổ chức MSMV đầu tiên được thành lập, đó là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (viết tắt tên tiếng Anh là UCC).

Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời do sáng kiến của 12 nước Châu Âu. Đến năm 1984 đổi thành EAN International. Là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trên cơ sở trung lập với mục đích chính là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu. Trong tất cả các ngành kinh tế xã hội nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế.

Đặc điểm ưu việt:

Nhận dạng tự động thay thế ghi chép bằng tay nên giúp giảm nhân công. Tiết kiệm thời gian, dẫn đến tăng hiệu suất công việc. Với cấu trúc đ­ược tiêu chuẩn hoá, an toàn và đơn giản Mã số Mã vạch cho phép nhận dạng chính xác vật phẩm. Và dịch vụ, thay thế khâu “nhập”   “truy cập” dữ liệu bằng tay, do đó cho “kết quả” chính xác, không nhầm lẫn.

Mã số mã vạch giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh. Giúp cho các nhà kinh doanh và quản lý có thể có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý.

Mã vạch sản phẩm là gì:

Được quy định trong Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BKHCN ban hành ngày 27 tháng 2 năm 2018 bởi Bộ Khoa học và Công nghệ:

“Mã vạch là dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được”.

Như vậy, cách giải thích này dựa trên ấn tượng thị giác khi nhìn vào “Mã vạch” trên sản phẩm- một dãy các vạch thẫm song song có khoảng trống xen kẽ. Ngoài các đặc điểm trên, để nhận biết mã vạch hay còn gọi là “Barcode” có thể dựa vào hình ảnh gồm các ký hiệu vạch (Màu sắc nhạt, đậm; Kích thước ngắn, dài) tập trung thành nhóm vạch. Tập hợp các ký hiệu này để các loại máy đọc có đầu Laser như máy Scanner nhận ra và đọc mã các ký hiệu đó.

Tóm lại, để lưu trữ, truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu đặc biệt người ta sử dụng mã vạch. Để hiện thị đầy đủ thông tin mã vạch truyền tải, người ta sử dụng một máy quét- thu nhận hình ảnh mã vạch và diễn giải thông tin của mã vạch đến máy tính hoặc các thiết bị hiện thị.

Ý nghĩa và ứng dụng của mã vạch

Mã vạch giống như giấy tờ chứng thực của cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, Mã vạch cung cấp thông tin, dữ liệu của hàng hóa. Nhờ có mã vạch, chúng ta có thể biết chính xác nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Thậm chí đối với các mã vạch mang được lượng thông tin lớn, còn có thể cung cấp cho người tiêu dùng về thành phần, công dụng, khối lượng, hướng dẫn sử dụng… của sản phẩm.

Mã vạch dạng 1D thường được ứng dụng phổ biến trong các kênh như: Sản xuất, bán lẻ, chuỗi cung ứng, hậu cần, chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải…

Mã vạch dạng 2D được dùng phổ biến trong các lĩnh vực như: Tiếp thị, quảng cáo, y tế, dịch vụ ăn uống, điện tử, hàng khôn, viễn thông…

Có những loại mã vạch nào?

Thực tế, rất dễ dàng để bắt gặp hình ảnh mã vạch trong cuộc sống. Được ứng dụng mạnh mẽ nhằm truyền tải thông tin hàng hóa, sản phẩm, mã vạch được thể hiện hầu hết trên các sản phẩm lưu hành hợp pháp trên thị trường. Có nhiều hơn một loại mã vạch mà bạn vẫn biết. Tùy từng trường hợp cụ thể, có ít nhất hai loại mã vạch thông dụng để doanh nghiệp lựa chọn:

Mã vạch dạng 1D:

Mã vạch dạng 1D hay còn gọi là mã vạch tuyến tính, có thể được nhận biết dễ dàng bởi tập hợp các vạch đen trắng xen kẽ nhau thành một hàng. Mã vạch 1D chứa các dữ liệu được mã hóa theo bề ngang của mã. Các loại mã vạch 1D phổ biến được sử dụng hiện nay: UPC, Code 128, EAN,….

Ưu điểm nổi trội của mã vạch 1D là giá thành. Máy đọc mã vạch 1D tốn ít chi phí và hoạt động nhanh hơn so với các mã vạch 2D. Nếu doanh nghiệp của bạn không cần truyền tải lượng thông tin quá lớn thông qua mã vạch thì mã vạch tuyến tính là lựa chọn phù hợp về tài chính.

Nhược điểm của loại mã nay là khi tăng thêm dữ liệu thì buộc phải tăng kích thước chiều ngang của mã. Do đó, nếu bề mặt sản phẩm ngắn, nhỏ thì lựa chọn mã vạch 1D sẽ có hạn chế và việc quét, đọc thông tin khó khăn hơn.

Mã vạch dạng 2D:

Mã vạch dạng 2D hay mã mạch hai chiều, có thể được nhận biết bởi một hình vuông được cấu tạo bởi ma trận các khối vuông trắng-đen. Mã vạch dạng 2D như một ma trận với các điểm ảnh có chứa khối dữ liệu cao hơn mã vạch dạng 1D. Phổ biến cho dạng mã vạch này mà mã QR, được ứng dụng phổ biến trong quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Như vậy với bề mặt nhỏ, ngắn nếu cần truyền tải một lượng thông tin, dữ liệu lớn thì Mã vạch dạng 2D là lựa chọn phù hợp hơn cả.

Điều kiện gắn mã vạch trên sản phẩm?

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (có Địa chỉ tại Số 8 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) hiện là đại diện hợp pháp duy nhất của EAN-VN đồng thời là thành viên chính thức của EAN Quốc tế. Do đó, để làm thủ tục đăng ký mã vạch hợp lệ, cần lưu ý về thẩm quyền cấp phép sử dụng mã vạch và hồ sơ đăng ký mã vạch hợp lệ.

Điều kiện đăng ký mã vạch hợp lệ (Hồ sơ đăng ký mã vạch) gồm:

01 Bản đăng ký sử dụng mã vạch của người đăng ký.

01 Bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;

01 Phiếu đăng ký thông tin cơ sở dữ liệu GS1 Việt Nam

01 Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN

Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch là 05- 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hợp lệ. Doanh nghiệp sẽ được cấp và sử dụng mã vạch khi hồ sơ hợp lệ. Sau thời hạn 01 tháng, giấy chứng nhận quyền mã vạch được cấp cho người đăng ký.

Vì sao doanh nghiệp cần và nên đăng ký mã số, mã vạch?

Pháp luật Việt Nam không yêu cầu hay bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký mã số mã vạch. Chúng phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp lớn hoặc những doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hàng hóa, sản phẩm thì nên tiến hành đăng ký mã số mã vạch. Lý do tại sao phải đăng ký mã vạch mã số cho sản phẩm mình sẽ nêu đưa ra ở phần dưới.

Thuận lợi trong quá trình sản xuất, lưu thông và kiểm tra hàng hóa

Có mã số mã vạch thì khâu kiểm tra hàng hóa sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Chúng giúp doanh nghiệp hoặc nhân viên kiểm kê dễ dàng phân biệt sản phẩm từ đó giúp cho công việc hiệu quả hơn.

Đăng ký mã vạch có tính tối ưu hóa cao

Mã số mã vạch gắn vào một sản phẩm nhất định nên có tính chính xác rất cao, giúp người quản lý dễ dàng nhận diện hàng hóa. Nhân viên chỉ cần dùng một máy quét vạch, 1 máy tính thì công việc nhập dữ liệu sản phẩm sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nhờ vậy, bạn sẽ không phải ghi chép sổ sách theo cách truyền thống vừa mất thời gian lại dễ gây nhầm lẫn với hàng nghìn con số khác nhau.

Hiệu quả công việc nâng cao, tiết kiệm chi phí thuê nhân viên

Một trong những điểm công khi đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm là: nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm thời gian trong khâu xuất, nhập hàng hóa, quản lý hàng hóa và lưu kho. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ quản lý đánh giá và đưa ra các chiến lược PR, Marketing phù hợp cho sản phẩm, tạo nên sản phẩm riêng đảm bảo tính cạnh tranh và định vị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

Chưa kể, doanh nghiệp cũng không cần mất thời gian, tốn nhiều chi phí vào việc tuyển dụng nhân viên. Đơn giản chỉ cần 1 nhân + 1 máy tính + 1 máy quét là khâu nhập liệu đã hoàn thành, tiết kiệm rất nhiều chi phí mà độ chính xác lại rất cao.

Một số lợi ích khác

Sử dụng mã số mã vạch kết hợp cùng những ứng dụng như Agri360; QR code; iCheck Corporation… bạn sẽ phân biệt hàng giả, hàng nhái dễ dàng, tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp. Chưa kể mã số mã vạch của sản phẩm bạn có thể check được các thông tin từ nhà sản xuất để đảm bảo đây là hàng chính hãng.

Hi vọng rằng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ mã vạch là gì và những ứng dụng lớn của nó trong cuộc sống.